Thế nào là xuất nhập khẩu và Logistics.
Sự khác biệt giữa xuất nhập khẩu và logistics.
Xuất nhập khẩu và logistics là lĩnh vực đã xuất hiện khá lâu
ở nước ta, tuy nhiên từ lúc ban đầu lại phát triển một cách nhỏ giọt nên người
ta chưa chú ý quá nhiều vào ngành này.
Trong những năm gần đây, ngành xuất nhập khẩu và logistics
được người ta nghe nói, được biết đến nhiều hơn. Đặc biệt, với sự phát triển
sôi động của nền kinh tế thế giới, sự hội nhập của Việt Nam thì việc mua – bán
hàng hóa quốc tế ngày càng phát triển và kéo theo đó là hoạt động logistics
cũng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội
Nhắc đến xuất nhập khẩu
là người ta gắn thêm “cái đuôi” logistics đằng sau. Tại sao vậy?
Xuất nhập khẩu về bản chất có thể hiểu là hoạt động mua –
bán hàng hóa quốc tế, tất nhiên những hoạt động như biếu tặng, di chuyển tài sản,
tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập,….
đều là hoạt động xuất nhập khẩu. Nhưng mua – bán hàng hóa vẫn là mảng
người ta biết đến nhiều nhất mỗi khi nhắc tới xuất nhập khẩu. khóa học quản lý
nhân sự tại hà nội
Tựu chung lại, cứ là hoạt động đưa vật chất, hàng hóa qua cửa
khẩu, phải khai báo, phải thông quan hải quan thì được coi là hoạt động xuất nhập
khẩu và Mua – bán hàng hóa quốc tế đang là hoạt động chính, tác động lớn đến nền
kinh tế nước ta.
Nhu cầu tuyển dụng
ngành xuất nhập khẩu
Cùng với rất nhiều ngành nghề khác, xuất nhập khẩu cũng được liệt kê trong danh sách những ngành nghề khát nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngày càng có nhiều trường Đại học/Cao đẳng đào tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu; tuy nhiên, con số sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu cũng như những người muốn chuyển hướng sự nghiệp của mình sang ngành này.
Ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt giá trị gần 4000 tỷ USD trong vòng 20 năm qua. Mục tiêu trở thành nước xuất siêu 5 năm liên tiếp vào năm 2020 với giá trị xuất khẩu đạt 300 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 15% và hứa hẹn sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới nếu có những chính sách và định hướng đúng đắn.
Sự phát triển nhanh và mạnh như vậy đã khiến cho nhu cầu về
nguồn nhân lực ngày càng lớn, chủ yếu là nhân lực chất lượng cao. Nhu cầu tuyển
dụng toàn ngành xuất nhập khẩu dự báo sẽ tăng hơn 12 triệu người. Trong khi đó,
tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các nhóm ngành xuất nhập
khẩu - logistics vẫn thiếu hụt đến 80% nhu cầu lao động chất lượng cao, tương
đương với khoảng 25,000 vị trí việc làm mỗi năm.
Mức lương ngành xuất
nhập khẩu
Trong xu thế toàn cầu hóa, xuất nhập khẩu là một trong những
ngành nghề quan trọng nhất, chính vì thế mà mức lương và chế độ đãi ngộ cho các
vị trí công việc trong ngành này cũng rất cao. Thông thường, đối với một nhân
viên có ít hoặc chưa có kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động trong khoảng 5 -
9 triệu đồng/tháng, những người có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên thì lương khoảng
12 - 14 triệu đồng/tháng. Còn đối với các vị trí quản lý thì mức lương thường
cao gấp 2 - 3 lần, thậm chí còn được tính bằng USD.
Cơ hội thăng tiến và
tăng thu nhập
Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, thưởng KPI, phụ cấp công việc,... Do đó, có rất nhiều cách khác nhau để nhân viên xuất nhập khẩu nâng cao thu nhập của mình như tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc, làm thêm ngoài giờ để được thưởng KPI,...
Phấn đấu để được thăng chức lên cấp trưởng phòng hay quản lý cũng là một điều kiện cần thiết để được tăng lương. Ví dụ, lương nhân viên xuất nhập khẩu trung bình chỉ khoảng 9 triệu đồng/tháng nhưng lương trưởng phòng xuất nhập khẩu đã lên tới 19 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương quản lý (manager) trong ngành xuất nhập khẩu - logistics có thể lên đến 1000 - 4000 USD. Tuy nhiên, để có được mức lương này, người lao động ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn còn cần phải có khả năng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) lưu loát.
Thách thức khi theo đuổi học xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là một công việc lương cao; tuy nhiên, cũng
phải đối mặt với không ít thách thức. Trong đó, phải kể đến những vấn đề như:
Địa điểm làm việc không cố định: Nhân viên ngành xuất nhập
khẩu có thể làm việc ở bất cứ đâu, từ văn phòng công ty cho tới các cảng biển,
cảng hàng không, cục hải quan,... Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ phải
di chuyển rất nhiều.
Áp lực công việc lớn: Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ thường
xuyên phải làm việc thêm giờ, xử lý các tình huống phát sinh ngoài ý muốn và phải
theo sát từng bước trong quá trình vận chuyển hàng hóa để đảm bảo không xảy ra
sự cố gì trong quá trình vận chuyển dẫn đến kết quả không mong muốn.
EmoticonEmoticon