Quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự hay Quản lý nguồn nhân lực là công tác quan
trọng không thể thiếu trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Các giám đốc,
người quản lý muốn vận hành công ty hiệu quả đều cần phải rèn luyện cho mình kỹ
năng quản trị nhân sự hoặc ít nhất là phải xây dựng được một quy trình quản trị
nhân sự chi tiết, nghiêm ngặt cho công ty của mình.
Tuyển dụng nhân viên mới, củng cố đội ngũ nhân viên cũ
Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua việc sử dụng hệ
thống kích thích vật chất và tinh thần đối với nhân viên.
Khái niệm ngành học Quản trị Nhân sự
Nguồn tài nguyên luôn luôn bị kham hiếm, Nhân sự cũng không
phải là ngoại lệ, hơn nữa Nhân lực trước nay được xem là nguồn lực có vai trò
quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì thế mà
Nhà doanh nghiệp nào cũng quan tâm về vấn đền nguồn Nhân lực đầu tiên, và những
người quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Để tìm hiểu và phát triển việc
quản lý nguồn Nhân lực, thì phải hiểu được bản chất của quản trị Nhân sự. Có rất
nhiều những nhận định khác nhau về quản trị Nhân sự, cũng như theo Giáo sư người
Mỹ Dimock : “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng
cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra có
liên quan tới một loại công việc nào đó”.
1. Giúp bạn đạt được mục tiêu của mình
Vai trò cơ bản của quản lý nhân sự là giúp công ty đạt được
mục tiêu một cách thường xuyên bằng các phương tiện của việc phát triển thái độ
tích cực giữa các nhân viên. Họ trợ giúp tiết giảm lãng phí và tận dụng việc tối
đa hoá thu nhập ròng từ các nguồn lực.
2. Thiết kế chương trình Tuyển dụng và Đào tạo
Quản lý nhân sự có vai trò quan trọng bởi vì họ sàng lọc
đúng nhân viên trong quá trình tuyển dụng. Họ đề xuất các sáng kiến và tiêu chuẩn
thiết kế phù hợp nhất cho mỗi công việc cụ thể. Khi cần thiết, họ cũng cung cấp
sự chuẩn bị cho nhân viên, giúp phát triển các kỹ năng cần thiết cho hiện tại
và sau đó tiếp tục những kỹ năng mới.
3. Phát triển chuyên môn
Các chính sách được thông qua bởi quản lý nhân sự giúp cung
cấp những chương trình đào tạo phù hợp cho nhân viên nhằm giúp nhân viên phát
triển chuyên môn một cách chuyên nghiệp. Chuyên môn của họ được sử dụng bên
trong hệ thống hiện tại và trong các công ty khác trong tương lai.
4. Đánh giá năng lực
Hệ thống quản lý nhân sự thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân
viên thông qua quá trình đánh giá năng lực. Ví dụ như đánh giá và phát triển
năng lực lãnh đạo cho cấp quản lý hoặc đánh giá hành vi.
Những việc này hướng nhân viên hành động theo năng lực của họ
và cũng cung cấp các dự tính để đạt được tiến bộ. Năng lực của nhân viên theo
vai trò của họ sẽ được giám sát thường xuyên. Với khái niệm này, các nhân viên
có thể cho ra một phác thảo về mục tiêu và cách tiến đến mục tiêu cuối cùng nhằm
giúp phát triển bản thân. Bằng cách này, nhân viên được thúc đẩy và thực hiện
công việc tốt hơn.
5. Duy trì môi trường làm việc tốt
Một khía cạnh quan trọng cần được nhìn nhận là môi trường
nơi làm việc và văn hóa làm việc đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động của
một nhân viên. Phòng nhân sự cung cấp điều kiện làm việc tốt cho nhân viên.
6.Đào tạo và phát triển Nhân sự
Nếu nhân sự chưa đủ kiến thức cho doanh nghiệp, hằng quý theo quy định của doanh nghiệp, cấp thiết phải tiến hành những khóa đào tạo cần thiết, đồng thời xác định những hướng đi đúng đắn trong công việc cho người lao động biết, để họ có động lực phấn đấu, phát triển trong ngành nghề. Không quên tạo môi trường làm việc lành mạnh
Một nhân viên đáng tin cậy trong một môi trường làm việc tốt
có khả năng có hiệu suất tốt hơn. Ngoài ra, một môi trường làm việc tốt sẽ dễ dạng
tạo ra sự hài lòng trong công việc hơn.
7.Sắp xếp và sử dụng người lao động – hiểu biết đúng đắn
nhận định đúng khả năng, trình độ làm việc của người lao động
để sắp xếp công việc phù hợp, tương xứng.
8.Đánh giá và đãi ngộ quản trị Nhân sự
Mục đích của công việc giúp tái tạo tinh thần, sức lao động của nhân viên trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong công việc, đồng thời tạo được tình đồng nghiệp, tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên với nhau.
EmoticonEmoticon