Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị
kinh doanh là một ngành tổng hợp gồm nhiều bộ môn căn bản về “quản trị” và
“kinh doanh”. Nói cách khác, khi đăng ký ngành này, bạn sẽ được đào tạo đầy đủ
những kiến thức căn bản trong khối ngành kinh tế như tài chính, kế toán, nhân sự
cho tới các chiến lược kinh doanh, marketing. Song song với các kiến thức trên,
hệ thống tư duy, kỹ năng lãnh đạo cùng nhưng mô hình quản trị sao cho tối đa hóa
hiệu suất công việc cũng là những môn học không thể thiếu của chuyên ngành đặc
biệt này.
Học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì ?
Có
thể nói, những bạn theo học ngành
quản trị kinh doanh sinh ra đã có khả năng làm “lãnh đạo” bởi ngành này sẽ
giúp bạn vẽ nên một bức tranh toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp, công
ty.
Tuy nhiên, ngoài CEO, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn còn có CFO (giám
đốc tài chính), CMO (giám đốc marketing), CCO (giám đốc kinh doanh)…. Tương tự,
dưới giám đốc cũng có nhiều cấp bậc quản lý như trưởng phòng, trưởng nhóm….Tất
cả đều hoạt động chuyên sâu về 1 lĩnh vực cụ thể. Bởi vậy, ngay từ năm 3 đại
học, bạn nên lựa chọn kỹ càng phương hướng mà mình muốn đi.
Ngành quản
trị kinhdoanh gồm những chuyên ngành nào?
Những chuyên ngành phổ biến của ngành quản trị kinh doanh là gì nhỉ?
Hãy khám phá nhanh 6 chuyên ngành dưới đây nha:
– Quản trị kinh doanh
quốc tế
– Quản trị Marketing
– Quản trị kinh doanh tổng hợp
– Quản trị
doanh nghiệp
– Quản trị Khởi nghiệp
– Quản trị Logistic
Một số
ngành nghề phù hợp cho dân quản trị kinh doanh
Không
ai vừa ra trường bỗng dưng có thể làm quản lý mà đòi hỏi cần những kinh nghiệm
“thực chiến” ác liệt qua nhiều dự án. Bởi vậy, học ngành quản trị kinh doanh làm
nghề gì sau khi ra trường luôn là những quan tâm hàng đầu của hầu hết sinh
viên.
Là một ngành đặc thù giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức cần
thiết ngay từ trên ghế nàh trường, sau khi tốt nghiệp, sinh viên QTKD có khả
năng thích ứng nhanh chóng và lựa chọn nghê nghiệp linh hoạt trong nhiều lĩnh
vực kinh tế liên quan. Một số công việc khởi điểm thường thấy của sinh viên
ngành quản trị kinh doanh như:
Chuyên viên phụ trách các công việc hành
chính nhân sự; kinh doanh; marketing tại các công ty dịch vụ, sản xuất
Chuyên
viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác tại các công
ty xuất nhập khẩu hay công ty đa quốc gia.
Giảng viên chuyên ngành Quản trị
kinh doanh tại các trường Đại Học
Những yêu cầu của một chuyên viên
kinh doanh
Bất cứ ngành nghề nào cũng có những yêu cầu khác nhau nhằm
phục vụ cho công việc một cách hiệu quả nhất. Với đặc thù phải đưa ra các chiến
lược phát triển, kinh doanh, giới thiệu và thuyết phục khách hàng, chuyên viên
kinh doanh cũng cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản để có thể làm tốt và
thành công với công việc này.
Vậy những yêu cầu của chuyên viên kinh
doanh là gì? Cùng tìm hiểu nhé:
Kỹ năng giao tiếp tốt
Yêu cầu
đầu tiên bắt buộc phải có chính là kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Một chuyên viên kinh doanh
giỏi là người có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi vì bạn phải tiếp xúc, trao đổi và
thuyết phục khách hàng lựa chọn, sử dụng sản phẩm của mình. Nếu quá trình giao
tiếp tốt, bạn đã đạt đến 80% thành công yêu cầu. Có nhiều hình thức giao tiếp
khác nhau bạn cần trau dồi thường xuyên như gặp mặt trực tiếp, nói chuyện qua
điện thoại, email, tin nhắn,…
Sự nhạy bén, linh hoạt trong công
việc
Mỗi khách hàng là một đặc điểm, mục đích và nhu cầu sử dụng khác
nhau. Bạn không thể cứng nhắc khi giới thiệu sản phẩm của mình mà cần có sự nhạy
bén, linh hoạt nắm bắt được những thông tin cơ bản của khách hàng, họ đang cần
gì, mong muốn có được sản phẩm như thế nào và từ đó đưa ra lời giới thiệu phù
hợp. Cho khách hàng thấy được rằng, sản phẩm của bạn không những đáp ứng được
nhu cầu của họ mà còn có ưu điểm vượt trội hơn những sản phẩm khác trên thị
trường.
Với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khách hàng có rất nhiều
lựa chọn khác nhau có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính sự nhạy bén và linh
hoạt này sẽ giúp bạn thành công.
Kiến thức sâu rộng
Để thuyết
phục khách hàng lựa chọn sản phẩm mà bạn cung cấp, bạn cần tạo được niềm tin cho
khách hàng. Và đương nhiên, để làm được điều đó cần thông qua giao tiếp. Bạn cần
là người có am hiểu kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau cả về kinh tế
lẫn đời sống xã hội để nói chuyện, tư vấn một cách thuyết phục nhất đến khách
hàng của bạn. Bởi vì khách hàng không chỉ là một người, và mỗi người lại có
những mối quan tâm khác nhau.
Bản lĩnh cùng sự quyết tâm
cao
Chuyên viên kinh doanh là người phải chịu những áp lực doanh số từ
doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh lẫn khách hàng của mình. Và để đạt được doanh
số đề ra, bạn phải tiếp cận được càng nhiều khách hàng càng tốt. Thế nhưng, thực
tế lại không dễ dàng như vậy.
--- Nguồn: internet ----
EmoticonEmoticon