Vị trí kế toán trưởng trong
các doanh nghiệp luôn là niềm mơ ước của tất cả những bạn sinh viên mới ra trường
và dĩ nhiên là những người đã đi làm và đi làm lâu năm cũng không ngoại lệ. Tuy
nhiên để đạt được vị trí này các bạn cần có kỹ năng chuyên môn cao nắm vững các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các quy định về thuế, tài chính và nhiều vấn đề
liên quan để có thể quản lý bộ phận kế toán cũng như xử lý các vấn đề phát
sinh. sau đây trung tâm đào tạo GEC sẽ trả lời câu hỏi
này cho bạn, mời các bạn cùng theo dõi.
Yêu cầu công việc kế toán trưởng
Phải đảm nhận hàng ngày, hàng tháng như sau nhận
các báo cáo, thông tin từ kế toán tổng hợp, kế toán viên, chỉ đạo trực tiếp đến
các kế toán viên và kế toán tổng hợp, báo cáo và nhận sự chỉ đạo về mặt tổ chức
trực tiếp lên Giám đốc, báo cáo về các số liệu tài chính trực tiếp lên Ban kiểm
soát, HĐQT, Đại hội đồng cổ đông, thông báo thông tin về tài chính kế toán cho
các bộ phận trong công ty, các cơ quan hữu quan, các đơn vị tín dụng có liên
quan
Quyền hạn của
kế toán trưởng
- Chỉ đạo phân
công các kế toán viên
- Được đề
nghị tuyển dụng, thuyên chuyển, nâng cấp bậc, khen thưởng, kỷ luật kế toán
viên, thủ kho, thủ quỹ của Công ty theo qui chế lao động và lương của Công ty .
- Có quyền
yêu cầu tất cả các bộ phận trong Công ty chuyển đầy đủ kịp thời những tài
liệu cần thiết cho công việc kiểm tra, kiểm soát của Kế toán trưởng tphcm.
- Các báo cáo
kế toán, báo cáo thống kê, các chứng từ tín dụng và các tài liệu liên quan đến
việc thanh toán đều phải có chữ ký của Kế toán Trưởng mới có giá trị pháp lý.
- Khi phát hiện
việc vi phạm pháp lệnh kế toán – thống kê được quyền báo cáo trực tiếp
Ban giám đốc.Trường hợp không được Ban giám đốc xử lý thoả đáng có
quyền báo cáo HĐQT.
Kế toán trưởng cần làm những công việc gì?
Trong công tác kế
toán, công việc của người kế toán trưởng vô cùng quan trọng đồng thời cũng
gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Phải tìm hiểu rõ tính chất công việc và nhiệm
vụ, công việc cần làm để tránh gặp những sai lầm không đáng có.
- xây dựng, tổ chức và chuẩn hóa hệ
thống tài chính kế toán bao gồm: xây dựng các quy trinh, quy chế, quy đinh liến
quan đến tài chính kế toán
- Kế toán trưởng/Phụ trách Kế toán là người
lãnh đạo của phòng, chịu trách nhiệm trước công ty (cơ quan, tổ chức, đơn vị) về
tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách.
- Có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt
động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Kế toán trưởng phải nắm được
toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho giám đốc ra các quyết định
về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty.
- Tổ chức công tác quản lý và điều hành, thực hiện
các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ
và trách nhiệm.
- Hướng đẫn và kiểm tra kế toán viên lập các báo
cáo, quản trị theo yêu cầu của ban lãnh đạo, các BCTC, báo cáo thuế
tháng/quý/năm
- chịu trách nhiệm về các giao dịch với cơ quan
như hữu quan thuế. Sở kế hoạch đầu tư, kho bạc, nha nước, hai quan… và các đối
tượng như ngân hàng, khách hàng, nha cung cấp..
-Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và
giám sát toàn bộ công việc của Phòng để kịp thời giải quyết các vướng
mắc khó khăn, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của phòng và mỗi thành viên đạt
hiệu qủa cao nhất, nhận xét, đánh giá kết qủa thực hiện công việc và năng lực
làm việc của từng cán bộ nhân viên.
- trực tiếp báo cáo đồng thời lên ban
lãnh đạo, ban kiểm soát tình hình tài chính kế toán, việc thực hiện các kế hoạch
tài chính trong tháng, quý năm
- xử lý các báo cáo của kế toán tổng
hợp, kế toán viên về các vấn đề nghiệp vụ và quản lý
- phê duyệt các báo cáo thuế trước khi giửi cơ
quan thuế
- phê duyệt các khoản thanh toán do các bộ phận
trong công ty đề nghị
- ký các báo cáo khác của kế toán viên, sổ sách,
chứng từ kế toán.
Nếu bạn chưa có chứng chỉ kế toán trưởng hãy tham khảo tại đây: https://gec.edu.vn/ke-toan-truong.html
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
EmoticonEmoticon